Welcome to Morning's Blog

Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn

Hãy cứ khát khao - Hãy cứ dại khờ

Thành công không phải là đã đánh bại bao nhiêu người mà là đã giúp bao nhiêu người thành công

Hãy tạo sự khác biệt

Trí tuệ + Đam mê + Đổ máu = Thành công

Luôn là chính mình

Sống đơn giản

The End

Hạnh phúc là được làm những gì mình muốn

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Tín hiệu cho thấy một cuộc phỏng vấn thất bại


Đã bao giờ bạn đối mặt với 1 buổi phỏng vấn mà chính bạn cũng cảm thấy thất vọng chưa, bạn tự nhĩ rằng như vậy thì mình sẽ chắc chắn trượt chưa?



Dưới đây là 10 tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn có nguy cơ rơi vào thất bại và lời khuyên giúp bạn xoay chuyển tình thế:

1. Bạn hòi nhà phỏng vấn đến khi nào thì bạn có thể liên lạc lại với họ, và nhà phỏng vấn nói: “Đừng gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gọi cho anh/chị”

Câu nói nhà của nhà phỏng vấn có thể hiểu theo hai hướng. Thứ nhất, chính sách của công ty này là họ sẽ trực tiếp gọi cho ứng viên sau cuộc phỏng vấn. Thứ hai, có thể họ không hứng thú với việc tuyển bạn. Tuy nhiên, thay vì vội vã đi đến kết luận, hãy hỏi về quy trình của công ty trong việc liên lạc với các ứng viên đã được phỏng vấn. Tiếp đó, hãy hỏi xem quy trình tuyển dụng của công ty đã đi đến đâu và thời điểm nào bạn sẽ được biết về kết quả của mình, cho dù kết quả đó là tốt hay xấu.

2. Nhà phỏng vấn tựa lưng vào ghế và nhìn ra cửa sổ

Đây là ngôn ngữ cơ thể của một người nghe không cảm thấy hứng thú. Nhà phỏng vấn có thể đang mất hứng với cuộc hội thoại với bạn, nhưng cũng có thể ông/bà ấy mất tập trung vì những nguyên nhân khác.

Lời khuyên dành cho bạn ở đây là hãy thử sử dụng tên của nhà phỏng vấn và hỏi một câu hỏi cụ thể, liên quan tới công việc để lôi kéo ông/bà ấy chú ý trở lại. Nếu cách này không hiệu quả, bạn có thể hỏi xem ông/bà ấy đang cảm thấy như thế nào về cuộc phỏng vấn. Đây là một động thái “dũng cảm”, nhưng việc lãng phí thời gian của bạn cũng như của nhà phỏng vấn đều chẳng ích gì. Câu hỏi này của bạn chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng trả lời ngay, và thậm chí đem đến cho bạn một cơ hội xoay chuyển tình thế của cuộc phỏng vấn.

3. Bạn cố gắng kể một câu chuyện cười, nhưng chẳng có ai cười

Khiếu hài hước được mọi người nhìn nhận theo những cách khác nhau. Bởi vậy, sử dụng khiếu hài hước trong một cuộc phỏng vấn có thể rất nguy hiểm. Thông thường, sẽ là khôn ngoan nếu bạn không tìm cách kể những câu chuyện đùa ở giai đoạn đầu hoặc trong suốt cuộc hội thoại. Còn nếu bạn vẫn muốn kể, hãy cân nhắc kỹ về vị trí ứng tuyển cũng như tính cách của người phỏng vấn bạn.

4. Bất chấp những nỗ lực của bạn, nhà phỏng vấn vẫn tiếp tục nhìn vào màn hình máy tính của ông/bà ấy

Người phỏng vấn bạn có thể còn bận rất nhiều việc khác. Bạn hy vọng họ dành toàn bộ sự chú ý cho mình, nhưng có thể họ có những việc khẩn cấp phải xử lý. Trong trường hợp này, tương tự như trường hợp số 2 đã nêu ở trên, hãy dùng tên của người phỏng vấn khi bạn đặt một câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của họ trở lại. Nếu người phỏng vấn tiếp tục nhìn đăm đăm vào màn hình máy tính, bạn có thể hỏi liệu ông/bà ấy muốn tổ chức lại cuộc phỏng vấn vào một thời gian thích hợp hơn.

5. Nhà phỏng vấn nói suốt cuộc phỏng vấn, còn bạn thì chẳng đưa ra câu hỏi nào

Sẽ là rất tốt nếu vào cuối cuộc phỏng vấn kiểu “độc thoại” trong đó người phỏng vấn là người duy nhất nói, ông/bà ấy hỏi bạn có câu hỏi nào cần hỏi hay không. Hãy chuẩn bị sẵn sàng một số câu hỏi từ trước để đưa ra. Và bạn sẽ không có thời gian để đưa ra mọi câu hỏi mình có, hãy hỏi trước xem liệu bạn có thể hỏi một hay nhiều câu hỏi. Nếu chỉ được hỏi một câu, hãy hỏi câu mà bạn cho là quan trọng nhất.

6. Nhà phỏng vấn dùng tay ra hiệu cho bạn nói nhanh hơn

Khi trả lời một câu hỏi phỏng vấn, hãy nhớ rằng nhà phỏng vấn chỉ có một giới hạn chú ý nhất định. Tốt nhất, hãy giữ câu trả lời của bạn trong thời gian dưới hai phút, nếu không bạn sẽ để mất sự chú ý của người phỏng vấn. Nếu trong suốt cuộc phỏng vấn, nhà phỏng vấn liên tục dùng tay ra hiệu cho bạn nói nhanh hơn, rất có thể đó là tín hiệu cho thấy ông/bà ấy đã mất kiên nhẫn với bạn. Nhưng thay vì tăng tốc độ nói, bạn hãy dừng lại và hỏi nhà phỏng vấn xem liệu có đúng là ông/bà ấy có đang muốn bạn nói nhanh hơn hay không. Nhà tuyển dụng có thể nói cho bạn biết rằng câu trả lời của bạn thiếu xúc tích, và việc bạn cần làm tiếp theo là trả lời ngắn gọn hơn.

7. Khi bạn được hỏi có muốn hỏi câu gì không, bạn nhanh chóng trả lời là “không”

Trước cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi. Điều này thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc. Tốt nhất là đưa ra câu hỏi ngay trong cuộc phỏng vấn khi có cơ hội thay vì chờ cho tới cuối cuộc phỏng vấn mới hỏi. Cách này sẽ giúp cuộc phỏng vấn mang tính hội thoại hơn. Nếu cần thiết, hãy viết các câu hỏi ra giấy và rà lại khi cần. Cách này tốt hơn nhiều so với việc bạn chẳng hỏi câu gì.

8. Nhà phỏng vấn hỏi về những kỹ năng bạn không có, mà đây lại là những kỹ năng cần thiết cho công việc

Nếu bạn có cảm giác như mình đang được phỏng vấn về một công việc không phải là công việc mà bạn đã nộp đơn xin, hãy nói điều gì đó với người phỏng vấn. Có thể họ đang có sự nhầm lẫn và cần phải có sự đính chính lại ở đây. Cũng có thể nội dung của công việc đã có sự thay đổi. Nhưng thay vì dò đoán, hãy nhắc lại công việc mà bạn nghĩ là mình đang được phỏng vấn, đồng thời hỏi xem vì sao những kỹ năng đó lại quan trọng đối với công việc này.

9. Nhà phỏng vấn đảo mắt khi bạn nói về mức lương đề nghị

Chỉ có một số ít công ty đưa ra mức lương cho các vị trí cần tuyển, khiến các ứng viên rất khó xác định đưa ra mức lương đề nghị thế nào là phù hợp. Vì vậy, ngay từ trước cuộc phỏng vấn,  hãy nỗ lực tìm hiểu xem mức lương hợp lý đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển ở các công ty tương tự là như thế nào. Nếu nghi ngờ, bạn có thể hỏi xem nhà tuyển dụng có ngân sách bao nhiêu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đưa ra mức thu nhập mong muốn.

10. Vừa phỏng vấn được 15 phút, nhà phỏng vấn đứng dậy và cảm ơn bạn đã dành thời gian tới phỏng vấn

Rất đơn giản, đây là một tín hiệu cho thấy bạn không phải là một ứng viên cừ khôi. Trước khi ra về, hãy thử hỏi một câu: “Điều này có nghĩa là ông/bà sẽ không gọi tới tới cuộc phỏng vấn thứ hai phải không?”.

Nguồn: Internet

Bài liên quan: 8 dấu hiệu của buổi phỏng vấn thành công


8 Dấu hiệu của buổi phỏng vấn thành công


Thông thường, các ứng viên hay chú tâm đến những sai sót đã mắc phải hơn là những “điểm” ghi được trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế, nhiều bạn tuy đã trả lời phỏng vấn khá tốt nhưng vẫn băn khoăn không biết mình có được tuyển hay không? Những dấu hiệu sau từ phía nhà tuyển dụng (NTD) có thể giúp bạn đánh giá được khả năng thành công của mình sau buổi phỏng vấn. Bạn hãy chú ý nhé.

1. NTD tìm hiểu và xác minh thông tin về bạn

Theo Honaman, các công ty chỉ xác minh thông tin về ứng viên  khi thấy người này có triển vọng. Vì thế, để tiện cho việc xác minh của NTD, bạn nên cung cấp họ tên và thông tin liên lạc của tối thiểu 3 người. Đây là những người đã làm việc trực tiếp với bạn tối thiểu là 6 tháng và nắm rõ kỹ năng và thành tích làm việc của bạn (trong đó phải có ít nhất một người quản lý trực tiếp của bạn).

2. Giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai 

Quả là một dấu hiệu tốt đẹp khi NTD muốn giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai ngay trong lúc phỏng vấn hoặc cho bạn biết có một số người họ muốn bạn gặp ngay sau đó. Honaman nhận xét: “Các nhà quản lý rất cẩn trọng. Họ sẽ không mạo hiểm giới thiệu ứng viên mới với nhóm làm việc của họ nếu người này không có nhiều triển vọng trở thành nhân viên của công ty. Cần lưu ý là NTD có thể yêu cầu các thành viên trong nhóm làm việc đưa ra nhận xét về bạn, vì thế hãy tỏ ra thân thiện và tạo ấn tượng tốt với tất cả những người bạn gặp.”

3. Quan tâm đến quy trình chuyển đổi công việc

Khi bạn có khả năng lọt vào tầm ngắm của NTD, bạn sẽ được hỏi những điều như: khi nào bạn có thể bắt đầu làm công việc mới? Những điều khoản nào trong hợp đồng lao động liên quan đến cạnh tranh trong cùng ngành nghề… Theo Honaman, NTD cần biết những thủ tục cần phải làm để bạn có thể nghỉ việc công ty hiện tại và chuyển qua làm cho họ.

4. “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?”

Tùy thuộc vào giai đoạn của quy trình tuyển dụng, nếu NTD hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu, đây có thể là một dấu hiệu tốt vì điều đó thể hiện họ quan tâm đến năng lực của bạn. Câu hỏi này thường có 2 dạng “Bạn muốn mức lương bao nhiêu” hoặc “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?”. Việc bạn có được tuyển dụng hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách bạn trả lời câu hỏi này. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn phương án trả lời cho câu hỏi này, chứ đừng đợi đến lúc NTD hỏi mới suy nghĩ.

5. Bạn được NTD dành nhiều thời gian để chia sẻ thông tin

Khi NTD dành nhiều thời gian để trả lời câu hỏi của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty, đồng nghiệp và công việc với bạn để thuyết phục bạn làm việc cho họ. Theo Honaman, trong đa số các cuộc phỏng vấn, NTD sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào dành cho họ không như một thủ tục không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bạn không gây được ấn tượng cho họ thì họ sẽ không dành nhiều thời gian để trả lời câu hỏi của bạn.

6. Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn

Nếu NTD không “chấm” bạn, họ sẽ tìm cách kết thúc sớm buổi phỏng vấn. Honaman nhận xét: “Đôi lúc, thời gian buổi phỏng vấn sẽ kéo dài hơn dự tính vì NTD muốn biết thêm thông tin về bạn hoặc muốn chia sẻ thêm với bạn nhiều điều về công ty và công việc bạn dự tuyển”. Nếu bạn không gây được ấn tượng với họ, họ sẽ không bao giờ kéo dài thời gian phỏng vấn.

7. Những cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ 

Các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của NTD thường cho bạn biết nhiều điều về cách họ đánh giá bạn. Hãy chú ý đến những cử chỉ của NTD như ghi chú, mỉm cười, lắc đầu hoặc hỏi những câu thăm dò. Theo Honaman, cùng một lúc mà NTD vừa ghi chú vừa liên tục nhìn đồng hồ hoặc chỉ hỏi những câu chung chung thì rất có thể bạn đang trả lời phỏng vấn không được như ý họ.

8. Sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty

NTD càng nói nhiều về sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty họ thì bạn có thể vui mừng. Đa số các nhà quản lý thường tìm kiếm ứng viên có khả năng hòa nhập vào tập thể hay làm việc độc lập một cách hiệu quả. Theo Honaman, nếu NTD muốn trao cơ hội cho bạn, họ sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về văn hóa doanh nghiệp với bạn và ra sức gây ấn tượng với bạn về những ưu thế của công ty.
Hẳn nhiên, các dấu hiệu trên đây chỉ phần nào giúp bạn dự đoán khả năng giành được việc làm mong muốn. Và rất có khả năng các ứng viên khác cũng trả lời phỏng vấn tốt như bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy hai hay nhiều hơn những dấu hiệu này, bạn biết mình sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. Ngoài ra, Honaman cũng lưu ý là dù bạn nhận ra nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã trả lời phỏng vấn tốt, bạn cũng nên tích cực giữ liên lạc với NTD để đảm bảo việc chuyển đổi công việc của bạn diễn ra suôn sẻ.


Kiểm tra nguồn tham khảo - Làm thế nào tuyển được người tài.


Kiểm tra ứng viên thông qua người tham khảo (reference) là một bước không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng người tài. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta thường không chú ý đúng mức đến công việc quan trọng này. Vì vậy, Hãy chắc chắn thông tin tham khảo bạn đưa ra và chắc chắn rằng người đó sẽ nói đúng, nói tốt về bạn.

Khi NTD đã tìm được ứng viên đáp ứng yêu cầu công việc, NTD chỉ mới đi được một nửa của “hành trình” tuyển dụng mà thôi.  NTD cần thêm chút xíu nỗ lực nữa để tránh phạm bất kỳ sơ xuất tai hại nào. Đó chính là bước kiểm tra thông tin như thành tích, thái độ hành vi… của ứng viên ở công ty trước đây. Hãy tưởng tượng NTD định mua một chiếc xe mới. Điều đó cũng giống như khi NTD dự định mua một chiếc xe đắt tiền vậy. Hẳn NTD sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để chắc rằng mình trả số tiền xứng đáng cho sản phẩm này phải không?
Nói chung việc kiểm tra thông tin tham khảo là một quy trình đơn giản và không làm NTD tốn nhiều thời gian, và còn giúp NTD tiết kiệm tiền bạc nữa (điều gì sẽ xảy ra nếu NTD tuyển “nhầm” người?). Việc kiểm tra thông tin tham khảo sẽ giúp NTD có được thông tin không trình bày trong hồ sơ ứng viên hoặc tại các cuộc phỏng vấn.

Những thông tin tham khảo NTD cần kiểm tra gồm:


•    Những hành vi/thói quen của ứng viên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng ban hay công ty NTD. 

•    Những thành tích mà ứng viên nói rằng là của họ nhưng thực chất là nỗ lực của cả nhóm. Tệ hơn, một số ứng viên hoàn toàn bịa đặt ra thành tích này. 

•    Những lý do khiến ứng viên không tiếp tục làm việc cho những công ty trước. 
•    Lương bổng của ứng viên ở những công ty trước. 
•    Mối quan hệ của ứng viên với đồng nghiệp và cấp trên ở công ty cũ.


NTD có thể dễ dàng có các thông tin này bằng cách gọi điện cho những người tham khảo của ứng viên. Hoặc, mà điều này sẽ hiệu quả hơn, NTD nên tìm hiểu từ những người từng biết rõ về ứng viên trong công việc trước đây. Dĩ nhiên nhóm sau không nằm trong danh sách những người tham khảo mà ứng viên cung cấp cho NTD.
Rõ ràng, vị trí NTD cần tuyển càng quan trọng thì việc kiểm tra thông tin tham khảo càng kỹ và sâu hơn. Và trong mọi trường hợp, NTD không được xem việc kiểm tra thông tin tham khảo như một hình thức “lấy lệ”. Qua một cuộc điện thoại trò chuyện với người tham khảo trong vòng 2 – 3 phút, NTD sẽ khó thể biết được ứng viên có thành tích nổi bật hay “sự cố” gì trước đây không. 


Sau đây là một số câu NTD có thể hỏi người cung cấp thông tin tham khảo: 



1.    Ông/Bà đã biết về ứng viên này trong bao lâu và anh ấy/cô ấy có những khả năng nào? 
2.    Những ưu và khuyết điểm chính của ứng viên là gì? 
3.    Nhìn chung ông/bà nghĩ gì về khả năng của ứng viên và thành tích chính của anh ấy/cô ấy? 
4.    Xin ông/bà cho biết ứng viên có mối quan hệ như thế nào với cấp trên, cấp dưới và đồng sự của mình? 
5.    Ông/Bà có biết vì sao ứng viên muốn thay đổi công việc vào thời điểm này?


Thỉnh thoảng, người cung cấp thông tin tham khảo có thể không muốn cung cấp thông tin tiêu cực về ứng viên. Một số công ty thậm chí quy định không cung cấp bất kỳ thông tin nào về ứng viên trong thời gian họ còn làm việc cho công ty. Nhưng ở Việt Nam NTD sẽ ít khi gặp điều không may này. Nếu NTD có phong cách chuyên nghiệp và khả năng trò chuyện khéo léo, người tham khảo sẽ đồng ý cung cấp cho NTD những thông tin mà NTD cần. Vì vậy, bạn nên thông báo và hỏi ý kiến người mà bạn để trong mục reference.

Nguồn: Internet

Bài liên quan: 4 phương pháp phỏng vấn hiệu quả

                     Thủ thuật phỏng vấn thành công
                     Tuyển đúng người tài



4 phương pháp phỏng vấn hiệu quả - Làm thế nào tuyển được người tài


Trước khi tham gia phỏng vấn bạn cũng nên biết một số phương pháp phỏng vấn của NTD bởi vì phỏng vấn là một nghệ thuật. Nếu phỏng vấn tốt, NTD sẽ tuyển được người tài cho công ty. Nhưng nếu phỏng vấn không hiệu quả, NTD sẽ đánh mất những ứng viên thực sự có năng lực (đó là bạn) và lầm tưởng một người bình thường là nhân viên xuất sắc(có thể cũng là bạn). Bốn phương pháp phỏng vấn dưới đây được NTD sử dụng nhiều nhất.

1. Phỏng vấn thân thiện
Phương pháp này thường được sử dụng ở vòng phỏng vấn đầu tiên; nhằm khuyến khích các ứng viên thể hiện kỹ năng và sở trường của mình. Người phỏng vấn cần phá tan mọi căng thẳng và ngượng ngập ngay từ những phút đầu. NTD sẽ mời ứng viên dùng nước trước khi bắt đầu phỏng vấn. Sử dụng bàn tròn là lý tưởng nhất đối với phương pháp phỏng vấn này; nếu không, NTD sẽ  ngồi cùng phía với ứng viên. Để tạo không khí thoải mái,  NTD không đặt những câu hỏi quá hóc búa. Thái độ cởi mở của NTD sẽ làm cho ứng viên cảm thấy tự tin và thể hiện tốt hơn.

2. Phỏng vấn gây áp lực
Phương pháp này được sử dụng rất hiệu quả để đánh giá khả năng giải quyết tình huống, cách ứng xử trong những cuộc đối thoại căng thẳng và khả năng làm việc dưới áp lực cao. NTD sẽ chuẩn bị các câu hỏi thật hóc búa và gai góc để kiểm tra độ nhạy bén của ứng viên. NTD sẽ nhìn thẳng vào ứng viên và hạn chế biểu lộ cảm xúc của ứng viên trong khi lắng nghe câu trả lời của họ.

3. Phỏng vấn bởi nhân viên công ty
Nhiều ứng viên được đánh giá là hoàn toàn phù hợp khi được cấp quản lý phỏng vấn. Nhưng NTD sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị về tính cách của họ nếu có thể sắp xếp để ứng viên gặp gỡ nhân viên trong công ty – là đồng nghiệp tương lai của ứng viên. NTD sẽ thu xếp để các nhân viên này tiếp xúc với ứng viên và xây dựng một cuộc chuyện trò thân thiện. Qua đó ứng viên sẽ bộc lộ những suy nghĩ và tính cách thực sự của họ(Toyota, Honda là 2 công ty điển hình sử dụng cách này).

4. Phỏng vấn theo ê kíp
Đây là phương pháp phỏng vấn theo ê kíp gồm một số thành viên với cách đặt câu hỏi khác nhau. Mỗi thành viên sẽ chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn. Vì thế, ứng viên sẽ phải đối phó với nhiều dạng câu hỏi và phong cách phỏng vấn khác nhau.
Trong trường hợp ứng viên không phù hợp, trưởng ê kíp phỏng vấn sẽ cắt ngắn cuộc phỏng vấn để tiết kiệm thời gian. Thông thường các thành viên trong ê kíp phỏng vấn không tương đồng ý kiến đánh giá ứng viên; vì thế, họ cần thảo luận, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên để đưa ra quyết định chọn lựa ứng viên phù hợp nhất. Sau đó, người đứng đầu ê kíp phỏng vấn sẽ lần lượt phỏng vấn các ứng viên xuất sắc để quyết định chọn ra ứng viên phù hợp nhất.

Nguồn: Internet

Bài liên quan: Kiểm tra nguồn tham khảo
                       Thủ thuật phỏng vấn thành công
                       Tuyển đúng người tài


10 câu nói nên tránh khi đàm phán lương


Trong buổi phỏng vấn, một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã đến gần hơn với vị trí ứng tuyển là khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương. Tuy nhiên, đây cũng là phần khó khăn nhất đối với không ít người. Nếu không khéo léo, bạn sẽ hoặc không cơ được mức lương kỳ vọng hoặc mất điểm với nhà tuyển dụng.

Nên và không nên nói những gì để cả hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận? Dưới đây là 12 câu nói bạn nên tránh trong đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

1. "Tôi đồng ý [mức lương đầu tiên nhà tuyển dụng đề nghị]"
Cũng như bất kỳ cuộc đàm phán nào, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao hơn kỳ vọng nếu khéo léo. Vì vậy, chẳng có lý do gì để kết thúc trước khi nó có cơ hội bắt đầu.


2. "Tôi muốn mức lương X"
Đừng vội vàng đưa ra con số. Hãy để nhà tuyển dụng là người đầu tiên đề nghị mức lương cho bạn. Nhờ đó bạn có thể xem xét khoảng ngân sách tối thiểu cho vị trí ứng tuyển và có cơ hội để nâng dần mức lương từ đó.


3. "Đó là ngân sách tối đa mà anh/chị dành cho vị trí này?"
Ngay cả khi con số được đề nghị quá thấp so với kỳ vọng của bạn, tuyệt đối đừng nên phản ứng thái quá hoặc tỏ vẻ khó chịu. Điều này không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho bạn trong cuộc đàm phán.


4. "Tôi không đồng ý/Tôi không nghĩ rằng..."
Trong đàm phán, bạn cần có sự linh hoạt và luôn sẵn sàng đưa ra những phương án bổ sung trong trường hợp không đạt được mong muốn ban đầu. Thể hiện sự từ chối bằng cách nói “Không” ngay lập tức có thể làm bạn nhanh chóng mất đi cơ hội có được công việc mơ ước ngay khi nó đã gần trong tầm tay.


5. "Có một công ty khác đang đề nghị mức lương tốt hơn cho tôi."
Ngay cả khi đó là sự thật, đừng nên lật “lá bài” này để tạo áp lực với nhà tuyển dụng.


6. "Mức lương cuối cùng mà tôi chấp nhận là…."
Nghe như một lời thách thức thường dùng để kết thúc cuộc đàm phán. Nếu bạn đưa ra mức lương cuối cùng và nhà tuyển dụng không đồng ý, điều này có nghĩa là cuộc đàm phán sẽ chấm dứt và bạn không còn cơ hội để nhận việc làm này.


7. "Tôi cần mức lương X để….."
Bạn không nên nói rằng bạn cần mức lương X để trả chi phí A, B,C,… hoặc trả nợ. Đừng mang những vấn đề cá nhân trong đàm phán lương vì năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển mới thực sự là cơ sở có giá trị để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.


8. "Mức lương tối thiểu tôi có thể nhận là X"
Nếu nhà tuyển dụng biết mức lương thấp nhất bạn sẵn lòng chấp nhận, đó có thể là tất cả những gì bạn sẽ nhận được.


9. "Mức lương này quá rẻ/tệ."
Thẳng thắn nhưng đồng thời cần có sự khéo léo. Nếu bạn cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đề nghị quá bất hợp lý. Đừng tỏ thái độ khó chịu với cách nói này, nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng một người thiếu tôn trọng người khác.


10. "Tôi xứng đáng mức lương cao hơn."
Hẳn là bạn muốn thể hiện giá trị của mình. Tuy nhiên, hãy cư xử thật khéo léo thay vì tỏ vẻ kiêu căng vì chẳng ai thích một người luôn cho rằng mình là người xuất sắc nhất.



Nguồn: Internet

Thủ thuật phỏng vấn thành công - Làm thế nào tuyển được người tài


Phỏng vấn thành công đòi hỏi nhà tuyển dụng biết cách đặt câu hỏi thích hợp, lắng nghe ứng viên trả lời và làm cho họ nói thật về khả năng và quan điểm của mình. Đó chính là nền tảng giúp NTD chọn đúng người tài. Bạn tham khảo để chuẩn bị cho tốt nhé.

Lên lịch hẹn hợp lý 

Là người phỏng vấn, bao giờ bạn cũng nên đúng giờ hẹn với ứng viên. Đối với các vị trí cao cấp bạn càng cần phải đúng giờ. Sự đúng giờ thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng và hình ảnh tốt đẹp về công ty. Bạn cần đưa cuộc hẹn phỏng vấn vào lịch làm việc của bạn, và xem đó như những buổi họp với khách hàng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ dành cho ứng viên các điều kiện phỏng vấn tốt nhất: bàn phỏng vấn sạch sẽ, điện thoại đặt ở chế độ "rung" hoặc tắt, yên tĩnh không bị tiếng ồn, báo trước cho mọi người là bạn không muốn bị làm phiền.


Khích lệ ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn 

Dùng những câu hỏi mang tính gợi mở và thân thiện để ứng viên cảm thấy thoải mái và có thể trả lời tốt các thông tin bạn hỏi trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể hỏi về kinh nghiệm làm việc của người đi phỏng vấn, ví dụ như "Hãy kể cho tôi về một ngày làm việc của anh/chị hiện nay. Anh/chị thích nó ở điểm nào? Anh/chị không thích nó ở điểm nào?". Câu hỏi này sẽ làm cho ứng viên cảm thấy cởi mở để chia sẻ thông tin với bạn. Đó chính là điểm khởi đầu tốt đẹp để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ.


Nghe nhiều hơn nói 

Nếu bạn dùng nhiều hơn 20% thời gian của buổi phỏng vấn để nói thì bạn đã không cho ứng viên cơ hội nói về họ. Mục đích của buổi phỏng vấn là nhằm giúp bạn hiểu rõ về ứng viên thông qua lắng nghe câu trả lời của họ. Vì vậy bạn cần giành thời gian để lắng nghe ứng viên nói về họ, càng nhiều càng tốt.


Hỏi những câu hỏi mở 

Tránh hỏi những câu hỏi mà ứng viên có thể trả lời một cách đơn giản là “Có” hoặc “Không”. Thay vào đó, bạn hãy dùng các câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên nói nhiều hơn về công việc hay bản thân họ. Những câu hỏi như "Tại sao anh/chị nghĩ điều đó đúng?" hoặc "Anh/chị đã làm việc đó như thế nào?" sẽ giúp bạn hiểu rõ về ứng viên hơn.


Đặt câu hỏi trước khi mô tả công việc 

Tránh mô tả chi tiết công việc trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Một ứng viên thông minh sẽ biết tận dụng mô tả này để vạch ra những câu trả lời mà anh ta đoán là bạn muốn nghe. Bằng cách hỏi càng nhiều câu hỏi trước khi mô tả về công việc, bạn sẽ biết được những thông tin trung thực nhất về ứng viên.


Tránh các câu hỏi quá “chuẩn” 

Mọi người đều biết các câu hỏi phỏng vấn điển hình: Anh/chị dự đoán mình sẽ ở vị trí nào trong năm năm tới? Điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị là gì? Hãy kể về anh/chị? Đối với các câu hỏi này, rất nhiều ứng viên sẽ dành thời gian để chuẩn bị sẵn câu trả lời. Và những câu trả lời soạn sẵn sẽ chẳng có ích gì cho bạn. Thay vào đó bạn cần tìm những câu hỏi có tính thách đố để buộc ứng viên phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời chân thực. Nhờ vậy, bạn sẽ biết rõ những điểm mạnh và hạn chế của ứng viên. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi phân tích tình huống như yêu cầu ứng viên trình bày họ sẽ làm gì trong những tính huống điển hình nào đó để bạn có được bức tranh chính xác nhất về năng lực của ứng viên.


Cân nhắc số vòng phỏng vấn 

Quy trình phỏng vấn thường gồm 2 vòng chính: vòng thứ nhất nhằm lọc số ứng viên tiềm năng còn khoảng tối đa 3 ứng viên, vòng thứ hai sẽ giúp bạn chọn ra người tốt nhất. Vòng phỏng vấn thứ hai nên được thực hiện với những người sẽ làm việc chung hay có liên quan với ứng viên nhiều nhất. Đánh giá và nhận xét của những người này đóng vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn chọn nhiều hơn 2 vòng phỏng vấn: họ có thể mời ứng viên dự tuyển 3, 4, thậm chí 5 vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận: các vòng phỏng vấn dài lê thê sẽ có tác dụng ngược: ứng viên sẽ nản khi “được” yêu cầu đi phỏng vấn nhiều hơn 3 lần, thậm chí họ cho rằng nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp.

Cần biết những điều bạn không thể hỏi 

Các câu hỏi “cấm kỵ” mà nhà tuyển dụng không nên đặt ra với các ứng viên chính là những câu bị mang tính phân biệt đối xử với người lao động. Các câu hỏi này thường không liên quan đến công việc như tuổi tác, chủng tộc, tình trạng hôn nhân hoặc sự khuyết tật của ứng viên.


Nguồn: Internet
Cùng SERI:      4 phương pháp phỏng vấn hiệu quả
                        Kiểm tra nguồn tham khảo
                        Tuyển đúng người tài



Có nên nói thật về mức lương hiên tại ?


Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?” là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại. Cũng có nhiều người “bật mí” với nhà tuyển dụng mức lương hiện tại của mình. Lựa chọn nào cũng có hai mặt, điều quan trọng là bạn cần hình dung ra kết quả của sự lựa chọn đó để không phải hối tiếc về sau.
Còn bạn, bạn sẽ chọn cách nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại để có quyết định sáng suốt.

Thổi phồng mức lương hiện tại
Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:


Trường hợp 1 
Có thể bạn cho rằng nhà tuyển dụng (NTD) không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương ”hét” quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:

1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn.
2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.
3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ "lật tẩy" bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn…
Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra. Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.
Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!

Trường hợp 2
Bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.


Nói thật mức lương hiện tại
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên “thổ lộ” điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.

Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.
Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…
Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?
Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của họ. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.
Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và “ manh động”. Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.

Nguồn: Internet


Thư cám ơn- Bạn đã viết chưa ?

Theo một cuộc khảo sát gần đây thì có tới 80% nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với ứng viên gửi Thư Cảm Ơn họ sau buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều ứng viên lại quên mất điều này.

Thư Cảm Ơn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí dự tuyển mà còn là cách để tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng, nhắc Nhà tuyển dụng nhớ về bạn. Tuy nhiên, một lá Thư Cảm Ơn như thế nào có thể gây ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng?

1. Đánh giá cao thời gian được phỏng vấn
Phần đầu Thư cảm ơn bạn cần bày tỏ thái độ trân trọng vì nhà tuyển dụng đã dành khoảng thời gian quý giá của mình để phỏng vấn bạn. Việc này chứng tỏ bạn thật sự quan tâm và coi trọng cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, nó cũng thể hiện cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn rất tôn trọng họ và cũng là người biết quý trọng thời gian của người khác.

2. Thư cảm ơn với đủ 3 yếu tố
Trong Thư cảm ơn, bạn cần tập turng vào 3 yếu tố chính: Đánh giá cao cơ hội tuyển dụng này, khẳng định lại sự yêu thích của bạn đối với công việc đang dự tuyển, nói về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty.

3. Gây ấn tượng
Trong lúc phỏng vấn, vì lo lắng, căng thẳng hay thiếu tự tin khiến bạn không thể hiện được hết năng lực của bản thân, gây mất điểm với nhà tuyển dụng. Thư cảm ơn sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề này.
Đầu tiên, bạn có thể đưa ra một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng. Tiếp đến, bạn có thể đưa ra những điều mà mình chưa kịp nói trong buổi phỏng vấn mà bạn nghĩ nó thật sự cần thiết cho vị trí bạn đã phỏng vấn.

4. Tránh sai sót
Việc viết sai lỗi chính tả hay sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hay tên công ty là điều hết sức nghiêm trọng trong Thư cảm ơn. Chỉ cần bạn xảy ra sai sót nhỏ thì bức thư này sẽ phản tác dụng ngay lập tức. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cẩn thận… trong công việc sau này.

5. Nhắc lại thông tin
Đa số nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn khá nhiều ứng viên nên họ sẽ khó để nhớ hết những người mà mình đã phỏng vấn. Do đó, trong lá Thư cảm ơn bạn đừng quên điền đầy đủ thông tin của mình như: tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhớ và dễ liên lạc với bạn khi cần.

6. Cuối thư
Cuối thư, bạn đừng quên đưa ra lời cảm ơn và lời chúc đến nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn vừa thể hiện sự lịch sự, vừa thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn mình.

7. Kiểm tra lại
Sau khi đã hoàn thành lá thư cảm ơn, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ nội dung và các lỗi nhỏ như: lỗi dùng câu, chính tả, dấu câu… Bạn cần đảm bảo rằng, lá thư của mình không phạm phải bất kỳ sai sót nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn là người cẩn thận trong mọi việc, dù là việc nhỏ hay lớn.
Hãy gửi 1 là Thư Cảm Ơn đến nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn!

Nguồn: Internet


Tuyển đúng người tài


Bạn thân mến. Hầu hết chúng ta (Kể cả Morning ) thường chỉ tập chung vào làm thế nào để thể hiện tốt bản thân trong buổi phỏng vấn mà quên không tự hỏi: Nhà tuyển dụng sẽ làm gì để tuyển được người tài? : Morning sẽ có một loạt bài để làm cơ sở tham khảo để buổi phỏng vấn sắp tới của bạn sẽ tốt hơn.

Tuyển dụng - Đó là quy trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền của để tuyển được đúng người đúng việc và tránh trường hợp tuyển được nhân viên để rồi sau đó phát hiện người được tuyển không đủ năng lực hay không phù hợp với vị trí công việc.

Các gợi ý đơn giản sau đây sẽ hữu dụng một khi doanh nghiệp đã xác định rõ yêu cầu tuyển người giỏi và ứng viên tiềm năng có thể đáp ứng yêu cầu của công ty về khả năng chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển, và chúng ta có thể tham khảo: 

Kỹ năng là quan trọng nhưng thái độ làm việc còn quan trọng hơn 

Một ứng viên có khả năng chuyên môn cao là điều mong muốn của bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Tuy nhiên sự việc sẽ không hay chút nào nếu người được tuyển không có tinh thần trách nhiệm hay thái độ làm việc đúng đắn, hoặc thậm chí không màng đến việc thiết lập mối quan hệ làm việc tốt đẹp với đồng nghiệp xung quanh.


Tuyển người có óc khôi hài

Một trong số các phẩm chất mà nhà tuyển dụng cần ở một nhân viên chính là óc khôi hài của anh ta. Một nhân viên không biết khôi hài thường là người nhàm chán và rất cứng nhắc trong công việc.


Tìm người có óc “nổi loạn”

Một nhân viên có óc “nổi loạn” không có nghĩa là người làm điều gì đó tệ hại đi ngược lại lề luật của công ty. “Nổi loạn” theo nghĩa là người dám nói lên chính kiến của mình, nêu lên sáng kiến hay thậm chí chất vấn ban giám đốc về tính tối ưu của công việc. Thực tế cho thấy một nhân viên không có chính kiến thường không phải là nhân viên nhạy bén có khả năng giải quyết những công việc khó khăn hay thường xuyên thay đổi.


Tuyển nhân viên có tính cách bổ sung cho nhau

Bạn cần tìm hiểu thế mạnh và khả năng mà đội nhóm của bạn hiện có, và tìm kiếm nhân viên có những phẩm chất và tính cách có thể bổ sung cho đội nhóm của bạn. Chẳng hạn tuyển dụng một Điều hành Tiếp thị có óc khôi hài sẽ rất phù hợp cho đội nhóm của bạn hiện đang có một người phụ trách viết nội dung có tính trầm tĩnh và chỉ thích sự yên lặng để viết lách.


Non sông dễ đổi, bản tính khó dời

Đừng bao giờ tuyển một nhân viên có khả năng nhưng lại có những thói quen không tốt khiến bạn băn khoăn suy nghĩ. Đừng nghĩ rằng với thời gian bạn có thể thay đổi được anh ta. Điều đó cũng giống như khi bạn chọn người bạn đời cho mình vậy, anh ta như thế nào bây giờ thì về sau cũng sẽ như thế.


Kiểm tra tính xác thực của lời giới thiệu về ứng viên

Bạn đừng nên hài lòng với những gì được giới thiệu về ứng viên. Hãy nhớ rằng rất nhiều lời giới thiệu cho ứng viên nghe rất hay, nhưng thực tế ứng viên này bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối vì không đúng như năng lực được giới thiệu. Việc sử dụng quy trình đánh giá năng lực của ứng viên khi phỏng vấn rất phổ biến ngày nay, bao gồm việc dựng tình huống như thật để “thử lửa” ứng viên có khi kéo dài cả ngày này sẽ rất cần thiết để kiểm tra khả năng thật sự của họ. Nếu không, bạn nên yêu cầu ứng viên cung cấp bảng công nhận những thành tích mà họ đã đạt được.


Tuyển dụng, tuyển dụng và không ngừng tuyển dụng

Hãy luôn nhớ tính thiết yếu của việc tuyển dụng liên tục và khuếch trương để có thể tuyển đúng người tài. Nếu bạn muốn nhờ bộ phận Nhân Sự tuyển dụng giúp, bạn cần thường xuyên theo dõi để đảm bảo rằng ứng viên được tuyển chọn từ nhiều kênh khác nhau. Nếu công việc tuyển dụng do chính bạn phụ trách (vì tính chất đặc biệt của vị trí tuyển dụng), bạn hãy dành thời gian để tìm kiếm ứng viên phù hợp và luôn có trong tay danh sách các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này. Đừng đợi đến khi bị khuyết một vị trí nào đó mới bắt đầu việc tuyển dụng. Bạn nên luôn theo dõi để không bị động khi nhu cầu tuyển dụng xảy ra.


      Nguồn: Internet
Cùng SERI:  4 phương pháp phỏng vấn thành công
                     Kiểm tra nguồn tham khảo
                     Thủ thuật phỏng vấn thành công